<May 2024>
SunMonTueWedThuFriSat
2829301234
567891011
12131415161718
19202122232425
2627282930311
2345678
Cỡ chữ:  Thu nhỏ Phóng to
Kinh Vô Lượng Nghĩa & Xuân Đạo Lý
Tác giả: Thiền Sư Mật Thể

Lời Giới Thiệu

Phật dùng ba chữ  “VÔ LƯỢNG NGHĨA”  để mệnh danh cho cuốn kinh này, là vì có nghĩa không lường ở trong từng câu từng chữ vậy.  Đã có không lường nghĩa, tất nhiên nói không kịp, nghĩ thì sai, chỉ Phật mới hoàn toàn thấu suốt được.
     Tuy phàm trí chúng ta không thấu được Thánh trí, nhưng chúng ta cũng có thể căn cứ vào hai chữ Vô-lượng mà hiểu.  Pháp của Phật nói ra có nhiều Vô lượng bởi vì căn cơ chúng sinh có nhiều vô lượng, nên phải dùng vô lượng nghĩa mầu để chỉ cho chúng sinh vô lượng tâm niệm mê lầm, vô lượng nhân quả, vô lượng chủng loại, vô lượng thế giới...  Cho đến vô lượng công đức từ, bi, hỷ, xả, vô lượng thần thông diệu dụng v.v.  Pháp nào cũng vô lượng, vì pháp nào cũng không ra ngoài thật tướng viên dung vô lượng.
      Trong kinh này Phật đã trả lời cho Ngài Đại Trang Nghiêm Bồ-tát ;  Có một pháp môn gọi là “Vô Lượng Nghĩa”.  Bồ - tát muốn tu học pháp môn này, cần phải quán sát tất cả các pháp bản lai tánh tướng đều rỗng rang vắng lặng, không lớn nhỏ, không sanh diệt, không dừng nghĩ, không lay động, không tới lui, như hư không, không có hai tướng.  Các loài chúng sinh ở trong ấy, sanh tâm vọng chấp là đây với kia, đặng với mất, rồi khời ra các tâm niệm không lành, gây các nghiệp dữ, luân hồi trông 6 đường, chịu đủ các khổ độc, vô lượng ức kiếp không thể tự ra được.  Bồ - tát quán sát như vậy, sanh tâm thương xót, phát tâm đại từ bi cứu độ tất cả chúng sinh ra khỏi vô lượng khổ não v.v...”
      Như thế đã làm cho chúng ta nhận thấy bản ý của Phật nói kinh này, cốt chỉ rõ thể tướng vô lượng của vô lượng thân, tâm và sự vật.  Nếu muốn chứng nhập phải từ một nghĩa trong vô lượng nghĩa, lìa tất cả nói phô và suy nghĩ, lóng thần lại mới hội ý được.  Vậy nên Phật đã chỉ cho chúng ta bằng lời, chúng ta phải hiểu bằng ý ngoại mà quán sát, mà tu học.
      Thầy Mật Thể Hải Tịnh, Giáo sư Phật học đường Trung Việt, dịch cuốn kinh này là góp vào một viên đá trong vô lượng viên đá của nền tảng Phật giáo quốc văn, cốt ý gieo giống vô thượng Bồ - đề trong ruộng bát thức của thế gian này. 
      Hội đồng chúng tôi một lòng tùy hỷ viết mấy lời này giới thiệu cùng hải nội chư vị thiện tri thức mong rằng khi đọc cuốn kinh này thần lặng trí yên, thâm nhập nghĩa mầu vô lượng, để cho tâm tánh bớt mê, nhân loại được sáng, cõi đời ô trọc biến thành thanh tịnh trang nghiêm, thì nhân sanh hạnh phúc còn có gì hơn nữa !

 
Phật lịch 2513 - Thuận Hóa Xuân Canh Dần
 Chủ tọa Hội đồng Kiểm duyệt
Giáo lý Phật giáo Trung Việt
THÍCH TỊNH KHIẾT

Những Tác Phẩm của Thiền Sư Thích Mật Thể :

 

Phật Giáo Khái Luận

Phật Giáo Khái Luận (Lời Tựa)
Phật Giáo Khái Luận
Phật Giáo Khái Luận (Tổng Thuyết)
Phật Giáo Khái Luận (Câu Xá Tôn)
Phật Giáo Khái Luận (Thành Thật Tôn)
Phật Giáo Khái Luận (Luật Tôn)
Phật Giáo Khái luận (Pháp Tướng Tôn)
Phật Giáo Khái Luận (Tam Luận Tôn)
Phật Giáo Khái Luận (Thiên Thai Tôn)
Phật Giáo Khái Luận (MatTôn)
Phật Giáo Khái Luận (Hoa Nghiêm Tôn)
Phật Giáo Khái Luận (Thiền Tôn)
Phật Giáo Khái Luận (Tịnh Độ Tôn)
Phật Giáo Khái Luận (phần cuối)

Thế Giới Quan Phật Giáo

Lời Nói Đầu
Vài Nét Về Tiểu Sử Tác Giả
Tìm Đường
Hai Nguyên Lý Phật Giáo
Tìm Hiểu
Phật Giáo Với Vấn Đề Nhân Sinh
Phật Thích Ca Là Hiện Thân
Nhận Thức Luận
Phật Thân Luận
Kết Luận

Kinh Vô Lượng Nghĩa và Xuân Đạo Lý

Lời Giới Thiệu
Kinh Vô Lượng Nghĩa
XUÂN ĐẠO LÝ
Xuân Hóa
Xuân
Phật Giáo Với Hiện Đại
Thuần Tuý
Phật Hóa Thanh Niên
Xuân ở Lòng Người
Đã Đến Thời Kỳ Kiến Thiết
Đạo Lý Bình Đẳng của Phật Giáo
Ứng Phú Hoàn Cảnh
Mộng
Những Vần Thơ Xuân

Những Tin Cùng Chủ Đề Đã Qua:
Nhà Sư Vướng Lụy : Tô Mạn Thù - bản dịch của Bùi Giáng
Những Tác Phẩm của Thiền Sư Mật Thể
Lời Đức Phật dạy
Những Vần Thơ XUÂN
MỘNG
ỨNG PHÚ HOÀN CẢNH
ĐẠO LÝ BÌNH ĐẲNG CỦA PHẬT GIÁO
ĐÃ ĐẾN THỜI KỲ KIẾN THIẾT NỀN PHẬT HỌC QUỐC VĂN CHƯA.
XUÂN Ở LÒNG NGƯỜI
Phật Hóa Thanh Niên
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT HOA KỲ
TỔ ĐÌNH TỪ ĐÀM HẢI NGOẠI
615 N Gilbert Rd Irving TX 75061 - 6240 ĐT:(972)986 - 1019
Bạn là người online số:
3150687
Có -937 Khách Đang Online